Trong tín ngưỡng thờ cúng của người Việt, bàn thờ cúng gia tiên là những khí cụ được đặt làm đồ thờ là đại diện cho những điều thiêng liêng, cao quý và tốt đẹp mà con người ta muốn hướng tới.
Một trong những đồ thờ cúng bằng đồng chúng ta vẫn thấy đó là đồ thờ cặp hạc. Đôi cặp Hạc đồng ấy mang ý nghĩa như thế nào?
Ý nghĩa của đôi hạc trong văn hóa thờ cúng
Loài chim Hạc là biểu trưng cho sự thuần khiết, thanh liêm, không tham lam, không sa đọa không dục vọng, biểu trưng cho lòng nghĩa hiệp, đức quân tử, trượng nghĩa, những người hiền sỹ, ưu tú…
Hình dáng con hạc đứng trên phiến đá trước sóng triều ngụ ý tới phẩm chất cao quý, mạnh mẽ đối đầu với khó khăn, mang lại may mắn và ấm êm..
Ở Việt Nam không phải ngẫu nhiên mà người sưa đưa hình ảnh đôi Hạc lên bàn thờ cúng gia Tiên. Đôi hạc không chỉ được đưa vào tranh thêu, tranh khảm, tạc gỗ, đôi hạc bằng đồng đúc được nằm trong bộ đỉnh đồng ngũ sự.
Đôi chim hạc là vật thờ cúng không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên tượng trưng cho sự hài hòa âm dương, hòa hợp đất trời với mong muốn về những điều trường tồn, tốt đẹp cho gia đình.
Hạc đồng thờ cúng còn mang ý nghĩa tượng trưng cho những mong ước phát triển của con người được thể hiện qua hình dáng cao lớn, mỏ dài, nhọn, như mũi tên của sự vận động. Hạc ngậm hoa sen tượng trưng cho sự giác ngộ, vươn tới ánh sáng, thoát khỏi u tối.
Việc đặt đôi hạc đồng cùng với bộ đỉnh đồng như vậy theo phong thủy tạo nên một thế vững chắc, một sợi dây liên kết tâm linh huyền bí giống như trục liên kết trong vũ trụ.
Với sự gắn liền của đôi linh vật quý được dân gian tôn sùng Hạc và Rùa tạp thành một cặp đôi hài hòa, gắn kết.
Việc thờ cúng Hạc đồng cưỡi rùa với ước mong cho gia đình luôn đoàn kết, hố trợ nhau cùng với ước mong về sự trường thọ, giàu sang và phát triển thịnh vượng bền lâu.